8c Club

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

The Club for only adn only the 8c students or members in Nguyen Thai Binh shcool


3 posters

    Cách làm văn Nghị luận Xã hội

    Sakura
    Sakura
    Administrator
    Administrator


    Tổng số bài gửi : 213
    Join date : 29/08/2010
    Đến từ : Kazano clan
    Job/hobbies : Quản trị mạng + học sinh THCS

    Cách làm văn Nghị luận Xã hội Empty Cách làm văn Nghị luận Xã hội

    Bài gửi by Sakura Sun Sep 05, 2010 12:27 am

    A/NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG , ĐẠO LÝ

    1. Khái niệm, đề tài, yêu cầu và các thao tác chính:

    a) Khái niệm

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng đạo lí trong cuộc đời.

    b) Đề tài

    Đề tài của nghị luận về tư tưởng, đạo lí là vô cùng phong phú, bao gồm:

    - Các vấn đề về nhận thức như lí tưởng, mục đích sống,…

    - Các vấn đề về tâm hồn, tính cách như:

    + Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng,…

    + Tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn,…

    + Thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi,...

    - Về các quan hệ gia đình như tình mẫu tử, anh em,...

    - Về quan hệ xã hội như tình đồng bào, tình thầy trò, bạn bè,…

    - Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống.

    c) Yêu cầu

    - Hiểu được vấn đề cần nghị luận qua phân tích, giải thích để xác định vấn đè

    - Phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so
    sánh, bàn bạc, bãi bỏ,… nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận.

    - Phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề.

    - Người thực hiện nghị luận phải có lí tưởng và đạo lí.

    d) Các thao tác lập luận cơ bản

    Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là
    giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận.

    2. Cách làm bài

    a) Mở bài

    - Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận.

    - Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu danh ngôn hoặc nội dung bao trùm của danh ngôn.

    - Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.

    b) Thân bài

    - Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này).

    - Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có).

    - Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động.

    - Lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu).

    c) Kết bài

    Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài
    viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề
    đang bàn luận.

    3. Tổng kết

    Muốn làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trước hết hãy tìm hiểu sâu về tư tưởng, đạo lí được đem ra bàn bạc.

    Tìm hiểu tư tưởng, đạo lí bằng cách phân tích, giải thích theo từng ý, từng vế của vấn đề được nêu.

    Phát biểu nhận định, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó.
    Nêu các luận cứ và phân tích các luận cứ để khẳng định nhận định, đánh giá của mình.

    4. Ví dụ

    Lập dàn ý cho đề bài sau (đề 1 SGK Ngữ văn Nâng cao, tập 1, trang 175):

    Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống (Lép Tôn-xtôi).

    Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình.

    a) Mở bài

    - Giới thiệu về ý kiến của L.Tôn-xtôi.

    - Nêu nội dung câu nói của L.Tôn-xtôi:

    + Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường ; không có lí tưởng thì không có cuộc sống.

    + Nâng cao vai trò của lí tưởng lên một tầm cao ý nghĩa của cuộc sống. Ở đây đòi hỏi phải giải thích mối quan hệ giữa lí tưởng và ngọn đèn, phương hướng và cuộc sống.

    - Yêu cầu của đề: suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung đối với mọi người và lí tưởng riêng của mình.

    b) Thân bài

    - Giải thích câu nói của L.Tôn-xtôi về vai trò của lí tưởng đối với cuộc sống:

    + Lí tưởng là ước mơ, khát vọng định hướng cuộc sống. Lí tưởng xấu có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người. Không có lí tưởng tốt đẹp thì không có cuộc sống tốt đẹp.

    + Lí tưởng tốt đẹp, thực sự có vai trò chỉ đường vì đó là lí tưởng
    vì dân, vì nước, vì gia đình và hạnh phúc bản thân. Lí tưởng tốt đẹp có
    vai trò chỉ đường cho chính sự nghiệp cụ thể mà mỗi người theo đuổi:
    khoa học, giáo dục, an ninh, kinh doanh,…

    - Nêu suy nghĩa tán thành hay không tán thành đối với ý kiến của nhà văn Nga.

    - Nêu lí tưởng riêng của mình: vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi HS tốt
    nghiệp THPT là chọn ngành nghề, một ngưỡng cửa để bước vào thực hiện lí
    tưởng.

    c) Kết bài

    Khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống mỗi con người mỗi thế hệ, mỗi dân tộc.

    B/NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

    1. Khái niệm

    Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian, thời gian mà người ta nhận
    thấy. Những gì không hiện ra bên ngoài, những gì không có hình dạng hay
    trạng thái, con người không cảm nhận, quan sát được đều có thể coi là
    hiện tượng. Đây là chỗ phân biệt hiện tượng (bên ngoài) với bản chất
    (bên trong) và với vấn đề (không hình trạng), dẫu cho chúng ta vẫn
    thường xuyên bình luận cả hiện tượng lẫn vấn đề.

    Khi nói hiện
    tượng đời sống thì hai chữ đời sống ở đây được dùng trong sự phân biệt
    với văn học, khoa học, với sách vở nói chung. Vì vậy, nói đến hiện tượng
    đời sống là nói đến những cái xảy ra ở cuộc sống bên ngoài, con người
    bình thường có thể quan sát thấy, chứ không phải trong sách vở, văn
    chương.

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc. Từ hiện tượng này, người nghị luận
    phải phân tích để tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn
    bạc, đánh giá. Đề tài bàn bạc gần gũi với đời sống, sát hợp với trình độ
    nhận thức của HS như tai nạn giao thong, hiện tượng môi trường bị ô
    nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong
    trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn
    nạn, những tấm gương người tốt việc tốt,…

    2. Cách làm bài

    a) Cách viết mở bài


    Nghị luận
    về một hiện tượng đời sống cũng là một dạng văn bản. Vì vậy, nó cũng
    cần bắt đầu bằng một mở bài. Và phần mở bài của nó dĩ nhiên không thể đi
    ngược lại những nguyên tắc chung của mở bài.

    Nghị luận
    là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người muốn được bàn luận và
    đánh giá về một hiện tượng (hoặc vấn đề) nào đấy. Mở bài của một bài nghị luận
    hiện tượng đời sống phải thể hiện được định hướng đánh giá và bàn luận
    đó thông qua những câu hỏi, hoặc những câu có tác dụng gợi suy nghĩ,
    trăn trở trong người đọc (người nghe).

    b) Cách viết thân bài

    Thân bài phải gồm đủ hai thành phần là bàn luận và đánh giá, để có thể đáp ứng yêu cầu bình luận.

    Các ý của thân bài cần được sắp xếp sao cho người đọc (người nghe) có
    thể tiếp nhận sự đánh giá, bàn luận của người làm văn một cách dễ dàng
    và hứng thú, vì sự bình luận chỉ có ý nghĩa khi nó thực sự hướng tới
    người đọc (người nghe). Chẳng hạn:

    - Người đọc (người nghe) sẽ
    không thể tiếp nhận, và càng không thể tiếp nhận một cách hứng thú những
    lời bình luận về một hiện tượng nếu họ còn mơ hồ về cái hiện tượng được
    đưa ra bình luận ấy. Vì thế, trước khi bắt tay vào đánh giá hay bàn
    bạc, người bình luận nên trình bày một cách trung thực, đầy đủ, rõ ràng
    về hiện tượng đời sống mà mình sẽ đem ra bàn luận cùng người đọc (người
    nghe).

    Người bình luận không nên cố trình bày hiện tượng đời
    sống đó sao cho phù hợp nhất với quan điểm của mình, vì việc làm ấy có
    thể sẽ mâu thuẫn với yêu cầu khách quan, trung thực và từ đó sẽ khién
    người đọc (người nghe) hoài nghi, cảm thấy sự bình luận không thật công
    bằng, không vô tư.

    Người bình luận cũng nên vận dụng các yếu tố
    tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong lúc trình bày để bài văn
    của mình thêm chính xác, rõ ràng, sinh động và do đó, thêm sức thuyết
    phục người đọc (người nghe).

    - Người đọc (người nghe) sẽ không thể thực sự tin vào ý kiến của người nghị luận, nếu cảm thấy ý kiến ấy chỉ là sự áp đặt một chiều. Sức thuyết phục của bài nghị luận sẽ cao hơn nhiều khi người nghe có điều kiện so sánh ý kiến của người nghị luận
    với những ý kiến đã được nêu ra trước đó. Do vậy, người làm văn nên làm
    công việc điểm lại và nhận xét một cách hợp tình hợp lí các quan điểm
    chính đã có về hiện tượng đời sống được đưa ra bình luận, trước khi đưa
    ra quan điểm của bản thân mình.
    Việc điểm lại và nhận xét các quan
    điểm chính đã có về hiện tượng đời sống nêu ở đề bài rõ ràng cũng cần
    phải đạt được các yêu cầu khách quan, trung thực, như vừa nêu ở điểm
    trên. Vì có thế thì người nghị luận mới mong đạt được mục đích của mình.

    - Khi nêu ra và bảo vệ quan điểm của riêng mình, người bình luận có thể
    đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và phê phán phía mà
    mình chắc chắn là sai. Người bình luận cũng có thể kết hợp những phần
    đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá
    mà mình tin là thực sự hợp lí, công bằng. Và cũng không loại trừ khả
    năng người bình luận đưa ra một cách đánh giá khác biệt của riêng mình,
    sau khi đã phân tích các quan điểm ý kiến khác nhau về đề tài cần bình
    luận.

    Việc lựa chọn cách làm nào trong cách kể trên cũng hoàn
    toàn chỉ xuất phát từ một và chỉ một cơ sở duy nhất - cơ sở chân lí. Và
    sau khi đã lựa chọn được một cách thức phù hợp với chân lí (lẽ phải) rồi
    thì nhiệm vụ của người bình luận là thuyết phục người nghe (người đọc)
    đặt niềm tin vào sự đánh giá của mình, như chính mình đã từng có niềm
    tin như thế.
    - Khi tiếp tục luận bàn sâu rộng hơn, người làm văn có
    thể đề cập tới thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện
    tượng vừa được nhận xét, đánh giá, cũng có thể bày tỏ những cảm nhận,
    suy nghĩ mà mình đã rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa
    tuổi của mình và của người đang lắng nghe mình bình luận. Sự bàn luận
    còn có thể đạt tới tầm vóc lớn hơn, có giá trị cao hơn nếu người bình
    luận có thể mở ra những ý nghĩa sâu rộng, sâu sắc và bất ngờ nữa từ hiện
    tượng đời sống mà mình đang bình luận.

    c) Cách viết kết bài

    Phần kết bài phải đóng được bài văn lại bằng một khẳng định chắc chắn, không thể nào bác bỏ.

    Ở một bài nghị luận
    hay, phần kết không chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là chốt lại bài văn.
    Một phần kết chỉ thật hay khi nó còn mở ra được một phạm vi rộng lớn hơn
    cho những suy ngẫm, những điều cần bàn luận tiếp.

    3. Tổng kết

    Khi có đề văn yêu cầu nghị luận
    về một hiện tượng đời sống thì trước hết phải tìm hiểu hiện tượng đời
    sống được nêu trong đề, phân tích các biểu hiện của nó, lí giải các
    nguyên nhân và hậu quả.

    Tiếp đến nêu ý kiến nhận xét, đánh giá
    hiện tượng đó tốt, xấu, lợi, hại như thế nào. Chúng ta cần có thái độ ra
    sao đối với hiện tượng đó. Trên cơ sở suy nghĩ đó mà lập dàn ý để cho
    bài viết mạch lạc, vận dụng kết hợp hợp lí các thao tác nghị luận.

    4. Ví dụ

    Lập dàn ý cho đề bài sau (đề 1 SGK Ngữ văn Nâng cao, tập 1, trang 202):

    Báo Tuổi trẻ ngày 12/07/2004 đưa tin:

    Theo
    Ban Chỉ đạo tuyển sinh đại học năm 2004, sau hai đợt thi đã có 3186 thí
    sinh bị xử lí kỉ luật do vi phạm quy chế thi, trong đó có 2637 thí sinh
    bị đình chỉ thi, chủ yếu do mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi.
    Hình thức mang tài liệu, phao thi ngày càng tinh vi, chúng được giấu
    trong thước kẻ, điện thoại di động, trong đế giày”.


    Hãy bình luận về thực trạng đó.

    a) Mở bài

    Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung.

    b) Thân bài

    - Phân tích hiện tượng:

    + Hiện tượng thí sinh vi phạm quy chế thi, bị xử lí kỉ luật lên đến
    hai, ba nghìn người là hiệnt tượng chứng tỏ một bộ phận thí sinh thiếu
    tự do chưa có kiến thức vững vàng, động cơ, thái độ học tập, thi cử
    không đúng đắn.

    + Hiện tượng sử dụng nhiều hình thức mang tài
    liệu tinh vi chứng tỏ nhiều thí sinh đã có ý thức vi phạm quy chế từ ở
    nhà, có chủ ý không tuân thủ quy chế thi, rõ ràng là phạm pháp có ý
    thức.

    + Việc xử lí của các Hội đồng thi chứng tỏ việc thi cử
    được tổ chức nghiêm túc, các giám thị đã có thái độ nghiêm khắc cần
    thiết.

    - Bình luận hiện tượng:

    Hàng năm, cả nước ta
    có khoảng tám, chín trăm nghìn cho đến một triệu thí sinh thi đại học.
    Con số hai, ba nghìn nói trên là rất ít so với tổng số.
    Đa số thí
    sinh Việt Nam có thái độ thi cử nghiêm túc, đúng đắn, tôn trọng quy chế
    thi. Không nên vì một số ít có thái độ sai phạm mà vơ đũa cả nắm, đánh
    giá sai toàn bộ thí sinh.

    - Phê phán những mặt sai:

    + Thái độ, động cơ học tập.

    + Thái độ gian lận, cố tình vi phạm.

    - Khẳng định đa số học sinh có thái độ đúng đắn , giám thị hoàn thành tốt nhiệm vụ coi thi.

    c) Kết bài

    - Kêu gọi các thi sinh có thái độ đứng đắn trong thi cử, đảm bảo chất lượng các kì thi tuyển sinh.

    - Bài tỏ thái độ của người viết trước hiện trạng đó.
    Cindy_ngok
    Cindy_ngok
    Spamer
    Spamer


    Tổng số bài gửi : 116
    Join date : 29/08/2010
    Age : 27
    Đến từ : Heaven =]]
    Job/hobbies : Spammer

    Cách làm văn Nghị luận Xã hội Empty Re: Cách làm văn Nghị luận Xã hội

    Bài gửi by Cindy_ngok Mon Sep 06, 2010 8:58 am

    ôi ta buồn ngủ lắm. đọc ko vô. có kái nào nó ngắn hơn ko bùn
    rapuzent
    rapuzent


    Tổng số bài gửi : 87
    Join date : 02/09/2010
    Age : 27

    Cách làm văn Nghị luận Xã hội Empty Re: Cách làm văn Nghị luận Xã hội

    Bài gửi by rapuzent Wed Sep 08, 2010 6:37 pm

    Buồn ngủ thiek. Văn là ngu zòy
    Sakura
    Sakura
    Administrator
    Administrator


    Tổng số bài gửi : 213
    Join date : 29/08/2010
    Đến từ : Kazano clan
    Job/hobbies : Quản trị mạng + học sinh THCS

    Cách làm văn Nghị luận Xã hội Empty Re: Cách làm văn Nghị luận Xã hội

    Bài gửi by Sakura Wed Sep 08, 2010 10:15 pm

    Haizzz, bà Nhi trốn đi bồi dưỡng văn ka`i...

    Tao ngán vănn quá mỏi cổ + bùn ngủ+ mỏi tay, nhưng tình iu vs fic thì.. shy shy shy
    rapuzent
    rapuzent


    Tổng số bài gửi : 87
    Join date : 02/09/2010
    Age : 27

    Cách làm văn Nghị luận Xã hội Empty Re: Cách làm văn Nghị luận Xã hội

    Bài gửi by rapuzent Thu Sep 09, 2010 10:26 am

    K thay đổi...
    Sakura
    Sakura
    Administrator
    Administrator


    Tổng số bài gửi : 213
    Join date : 29/08/2010
    Đến từ : Kazano clan
    Job/hobbies : Quản trị mạng + học sinh THCS

    Cách làm văn Nghị luận Xã hội Empty Re: Cách làm văn Nghị luận Xã hội

    Bài gửi by Sakura Thu Sep 09, 2010 11:32 am

    long lanh seo nhân bik hay thế nhở...

    Sponsored content


    Cách làm văn Nghị luận Xã hội Empty Re: Cách làm văn Nghị luận Xã hội

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Mon Nov 25, 2024 4:08 am